Các bệnh của chuột hamster thường gặp bao gồm bệnh về mắt, tiêu hóa, răng miệng, da lông, hô hấp và nội tiết. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các bệnh này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng của hamster. Hãy cùng Nuôi Hamster tìm hiểu chi tiết về các bệnh thường gặp và cách nhận biết để chăm sóc cho bé cưng của bạn tốt hơn mỗi ngày.
Bệnh về mắt ở chuột hamster
Chuột hamster có đôi mắt nhỏ, nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương nếu môi trường sống không được đảm bảo sạch sẽ và thông thoáng. Dưới đây là 3 bệnh về mắt phổ biến mà các bạn cần đặc biệt lưu tâm:
Nhiễm trùng mắt
Mình thấy đây là một trong những bệnh của chuột hamster khá phổ biến, đặc biệt nếu môi trường lồng nuôi không được giữ vệ sinh tốt.
Dấu hiệu: Mắt sưng đỏ, chảy mủ trắng hoặc vàng, dính ghèn, khiến hamster khó mở mắt. Một số bé còn thường xuyên dùng chân gãi vào vùng mắt vì khó chịu.
Nguyên nhân thường gặp: Mình thấy thường là do bụi bẩn từ lót chuồng không phù hợp, vi khuẩn, hoặc do bé tự làm trầy xước mắt.
Cách xử lý:
- Vệ sinh chuồng thường xuyên (2–3 ngày/lần).
- Dùng loại lót chuồng không bụi như giấy ép hoặc lót gỗ đã xử lý mùi.
- Có thể dùng nước muối sinh lý lau mắt hamster (nhỏ vài giọt lên bông sạch rồi lau nhẹ nhàng).
- Nếu tình trạng không cải thiện sau 1–2 ngày, cần đưa bé đến bác sĩ thú y.

Đục thủy tinh thể
Bệnh này mình thấy cũng không hiếm gặp, đặc biệt là ở những bé hamster lớn tuổi.
Dấu hiệu: Mắt của hamster dần trở nên mờ đục như phủ một lớp màng trắng xám, thị lực giảm, di chuyển chậm chạp, đôi khi không phản ứng với đồ vật trước mắt.
Nguyên nhân: Do di truyền, lão hóa, thiếu vitamin A trong chế độ ăn. Ngoài ra, hamster già hoặc béo phì, mắc bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ cao bị đục thủy tinh thể.
Cách xử lý:
- Bổ sung thức ăn giàu vitamin A như cà rốt, bí đỏ (luộc chín).
- Không để hamster tiếp xúc với ánh sáng mạnh liên tục.
- Bạn cần theo dõi định kỳ và đảm bảo bé được sống trong môi trường an toàn.
Bệnh ướt đuôi ở chuột hamster
Đây là một trong những bệnh của chuột hamster đáng sợ nhất, đặc biệt nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao, nhất là ở hamster con hoặc những bé bị căng thẳng.
Dấu hiệu: Đặc trưng nhất là phần đuôi và bụng dưới của bé bị ẩm ướt, dính bết do tiêu chảy nghiêm trọng, phân có mùi rất hôi. Bé sẽ lờ đờ, bỏ ăn, mất nước nhanh chóng và suy sụp.
Nguyên nhân: Nguyên nhân thường do chế độ thức ăn kém, stress, lồng ẩm ướt, vệ sinh kém. Dẫn đến hamster bạn bị nhiễm trùng ruột, còn được gọi là viêm hồi tràng.
Cách xử lý:
- Cách ly bé ngay để tránh lây lan.
- Đưa đến bác sĩ thú y trong 24h – đây là bệnh cực kỳ nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao nếu không điều trị kịp.
- Vệ sinh chuồng sạch sẽ và đảm bảo chế độ ăn cân bằng cho các bé.

Bệnh răng mọc quá dài
Bạn có biết rằng răng của hamster (đặc biệt là răng cửa) nếu không được mài mòn đúng cách, nó có thể dẫn đến nhiều bệnh liên quan đến răng miệng của bé
Dấu hiệu: Bé có thể gặp khó khăn khi ăn uống, ăn chậm, hoặc thậm chí bỏ ăn hoàn toàn. Răng dài có thể đâm vào nướu hoặc vòm miệng, gây đau đớn, chảy máu lợi, và khiến bé khó chịu.
Nguyên nhân: Thường là do bé không có phụ kiện để mài răng hoặc bánh quy phù hợp để gặm nhấm.
Cách xử lý:
- Bạn nên cung cấp đồ gặm mỗi ngày (mía sấy khô, đá mài răng, bánh cho hamster).
- Nếu răng đã quá dài, cần đưa đến bác sĩ để cắt tỉa đúng kỹ thuật, tuyệt đối không tự ý cắt nếu bạn mới nuôi và chưa biết cách.

Bệnh viêm da – nấm da
Đây là một trong những bệnh về da và lông ở chuột hamster khá phổ biến, đặc biệt nếu lồng nuôi không được vệ sinh thường xuyên hoặc có độ ẩm cao.
Dấu hiệu: Da của bé sẽ bong vảy, đỏ, xuất hiện mảng lông rụng từng vùng, có thể dính bết và bé hay gãi mạnh hoặc chà lưng vào vật cứng.
Nguyên nhân: Do môi trường sống ẩm thấp, bẩn thỉu tạo điều kiện cho ký sinh trùng phát triển, hoặc bé có thể bị lây từ các động vật khác hoặc từ lót chuồng không đảm bảo vệ sinh.
Cách xử lý:
- Cách ly hamster bệnh ra khỏi đàn để tránh lây lan.
- Vệ sinh và khử trùng toàn bộ chuồng bằng nước nóng, phơi khô kỹ trước khi lót lại.
- Thay lót chuồng bằng loại không mùi, kháng khuẩn, ưu tiên giấy vụn ép hoặc paper-pellet.
- Bôi thuốc chống nấm cho hamster theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.
- Hạn chế tiếp xúc tay trần, nên đeo bao tay khi vệ sinh và chăm sóc bé bị bệnh.

Chuột hamster tuy nhỏ nhắn nhưng dễ mắc nhiều bệnh của chuột hamster, từ bệnh về mắt, tiêu hóa đến răng miệng và hô hấp. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc đúng cách. Nuôi Hamster bọn mình luôn sẵn sàn mang đến nhiều kiến thức chăm sóc hamster hữu ích giúp bạn phòng ngừa và xử lý bệnh, giúp hamster luôn khỏe mạnh và vui tươi.
Hướng dẫn từ A – Z cách chăm sóc chuột hamster cho người mới