Nuôi chuột hamster không chỉ là thú vui dễ thương, mà còn là cách mình tự học cách chăm sóc và yêu thương một sinh linh bé nhỏ. Mình từng nghĩ nuôi hamster đơn giản lắm, chỉ cần mua lồng, đổ thức ăn là xong — nhưng thực tế thì khác hẳn!
Có những điều tưởng chừng nhỏ xíu mà rất dễ bị bỏ mặt… Trong bài này, mình sẽ chia sẻ cách chăm sóc chuột hamster – từ chi phí thực tế đến mẹo giữ lồng luôn sạch mát, để bạn có thể tự tin bắt đầu hành trình nuôi một em hamster thật khỏe mạnh và đáng yêu.
Chuẩn bị tài chính khi nuôi chuột hamster
Mình nói thật nuôi hamster không tốn kém như chó mèo, nhưng cũng không hề “miễn phí”. Nếu bạn chuẩn bị nuôi bé một cách tử tế và lâu dài, thì nên lên kế hoạch tài chính ngay từ đầu, nhất là với những khoản sau:
Hạng mục | Chi phí ước tính (VNĐ) | Ghi chú thực tế |
Hamster | 80.000 – 300.000 | Tùy dòng – Roborovski, Winter White, Bear… |
Lồng nuôi | 150.000 – 500.000 | Ưu tiên loại lồng nhựa có nắp thông gió |
Lót chuồng | 30.000 – 80.000/tháng | Gỗ thông ép/wood pulp an toàn, tránh bụi mịn |
Thức ăn tổng hợp | 40.000 – 70.000/tháng | Ưu tiên thức ăn nhập (Mix German, Vitapol…) |
Cát tắm, đá mài răng | 30.000 – 50.000 | Bắt buộc có để bé vệ sinh và mài răng |
Đồ chơi, ống chui | 20.000 – 100.000 | Tùy nhu cầu, giúp bé giảm stress |
Dự phòng thú y | 100.000 – 200.000/lần | Trường hợp bé bị bênh tiêu chảy, viêm da,… |
👉 Tổng khởi điểm ban đầu: Khoảng 500.000 – 1.000.000 VNĐ để sắm đầy đủ cho bé sống khỏe.
Góc chia sẻ: Mình từng tiết kiệm bằng cách mua combo phụ kiện thanh lý từ các nhóm Facebook nuôi hamster, nhưng tránh mua đồ đã nhiễm mùi quá nặng. Đặc biệt, không nên tiết kiệm khoản đá mài hay cát tắm, vì đây là 2 thứ giữ bé sạch và tránh bệnh rất hiệu quả.
Tạo Môi Trường Sống Lý Tưởng (Ngôi Nhà Cho Bé)
Kích thước lồng tối thiểu
Theo những gì mình tìm hiểu từ trang vethelpdirect, lồng nuôi nên có diện tích tối thiểu là 100 x 50 cm cho các loài hamster hiện nay. Càng rộng càng tốt để đảm bảo sức khỏe và hành vi tự nhiên của hamster.
Bạn cũng nên tránh các loại lồng tầng chật hẹp, nhiều dây sắt vì dễ làm bé vướng chân hoặc gãy răng khi gặm.
Loại lồng nên dùng
Loại lồng nhựa kín có nắp lưới thông gió là lựa chọn tốt nhất mà mình khuyên bạn nên dùng vì:
- Giữ nhiệt ổn định.
- Tránh bụi, côn trùng xâm nhập.
- Hạn chế mùi lan ra phòng nếu bạn ở chung cư nhỏ.
Mẹo nhỏ: Mình dùng loại hộp nhựa lớn 130L đục nắp gắn lưới quạt mini USB. Tổng chi phí khoảng 300k nhưng cực kỳ sạch và dễ vệ sinh.

Lót chuồng
Bạn không nên dùng mùn cưa công nghiệp không rõ nguồn gốc hoặc bụi mịn vì rất có hại cho phổi của bé. Thay vào đó bạn nên dùng:
- Mùn cưa (gỗ thông): Hiện đang là lựa chọn phổ biến với ưu điểm mềm mại, hút ẩm tốt, giá rẻ. Tuy nhiên, bạn cần thay thường xuyên để tránh chuồng hamster bị hôi.
- Cát lót chuồng (cát sand, nén, …): Đây là lựa chọn dùng kết hợp với khu vực tắm với ưu điểm là thấm hút tốt, khử mùi, làm mượt lông. Thế nhưng, mình thấy giá sẽ cao hơn vàmột số loại không hút ẩm tốt.
- Gỗ nén, giấy thơm: Thích hợp với bạn nào thích tạo môi trường tự nhiên sạch, thơm cho bé. Với ưu điiểm là giữ ẩm tốt và giữ mùi thơm dễ chịu. Nhưng lại có giá thành cao và cần thay thường xuyên để tránh bị mốc.
Góc ăn, góc vệ sinh, góc chơi
Bạn cũng nên thiết kế chuồng của bé có 3 khu hợp lý như:
- Khu ăn uống: Đặt khay thức ăn khô, khay nước dạng bi lăn hoặc bát sứ.
- Khu tắm cát + vệ sinh: Dùng cát tắm chinchilla hoặc cát bentonite. Bạn nên đặt xa khu ăn.
- Khu nghỉ ngơi: Đặt nhà ngủ bằng gỗ hoặc sứ. Tránh chất liệu nhựa kém vì bí hơi.
Phụ kiện và đồ chơi cho bé
Các bé Hamster rất cần vận động để tiêu hao năng lượng, giảm stress và tránh béo phì.
Vì thế mình khuyên khi nuôi bé thì cần phải có các phụ kiện sau:
- Vòng quay (wheel) không khe hở để tránh kẹt chân.
- Ống chui, hầm rơm hoặc lều ngủ.
- Đá mài răng – bắt buộc để tránh răng dài quá mức.
Tổng hợp các loại dụng cụ nuôi Hamster cần thiết cho người mới

Vị trí đặt lồng nuôi hamster
Nhiều bạn mới nuôi thường đặt lồng hamster ở nơi sáng sủa, thoáng gió hoặc sát cửa sổ cho “mát mẻ”, nhưng thực tế lại ngược lại nhé. Hamster là loài ưa bóng tối, ghét gió lùa và cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ.
Với khí hậu ở nước mình việc chọn vị trí đặt lồng cực kỳ quan trọng để bé hamster không bị sốc nhiệt hay nhiễm bệnh hô hấp.
Đây là những điều nên và không nên khi chọn vị trí đặt lồng:
- Đặt ở nơi yên tĩnh, tránh xa tiếng ồn lớn như loa, TV, hoặc bếp núc.
- Không để gần cửa sổ, gần quạt máy hoặc máy lạnh vì gió mạnh dễ làm bé viêm phổi, hắt hơi liên tục.
- Bạn cũng tránh thay đổi nhiệt độ một cách bất thường như bật điều hòa. vì bé rất nhạy cảm với việc thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Nếu bạn ở trọ hoặc nhà nhỏ, có thể kê lồng lên kệ gỗ cao khoảng 40–60cm, vừa tiện quan sát vừa tránh kiến gián bò vào.
Chế độ dinh dưỡng cho hamster
Lúc mới bắt đầu nuôi, mình cũng từng lúng túng không biết phải cho bé hamster ăn gì. Sau khi tìm hiểu từ cộng đồng nuôi hamster thì mình đã tổng kết được như sau:
Thức ăn chính
- Thức ăn hỗn hợp: Đây là nguồn thực phẩm ổn định, chứa đủ protein – chất xơ – vitamin. Mình thường mua của Zoef Pet Shop, Pet kingdom ú cưng hoặc Orchid Hamster trên Shopee, giá khoảng 20.000 – 70.000đ, cực tiện lợi và dễ bảo quản.
- Hạt ngũ cốc hỗn hợp: Gồm hạt kê, yến mạch, mè đen, hướng dương… Nhưng cần chọn gói ít béo vì nhiều chất béo dễ làm hamster béo phì, nhất là giống bear hoặc robo.

Rau củ – trái cây (ăn kèm, 2–3 lần/tuần)
Một số loại rau củ an toàn và dễ tìm tại chợ như:
- Rau cải ngọt, cà rốt, mướp hương luộc chín, bí đỏ hấp
- Táo, lê, chuối (chín vừa) – nhớ cắt nhỏ và không cho ăn hạt táo.
- Tránh tuyệt đối bắp cải sống, khoai tây sống, hành – tỏi, cam quýt, dưa hấu, vì sẽ làm bé bị tiêu chảy hoặc hại thận.
Mình luôn thử cho ăn từng chút một vào buổi sáng và quan sát phân – nếu mềm, chảy nước thì lập tức ngưng và đổi loại khác.
Nước uống
Bạn không dùng chén nước vì rất dễ đổ, gây ướt lồng và sinh bệnh nấm da. cũng như nên dùng nước lọc đun sôi để nguội, không cho uống nước máy chưa lọc vì trong nước có chứa clo.
Cách vệ sinh và chăm sóc sức khỏe định kỳ cho hamster
Ban đầu mình nghĩ các bé nhỏ xíu thì chắc cũng không cần tắm rửa gì nhiều. Nhưng sau vài tuần, lồng bắt đầu bốc mùi nhẹ, bé thì gãi liên tục – mới biết việc chăm sóc chuột hamster và vệ sinh định kỳ quan trọng thế nào.
Vệ sinh chuồng – lồng nuôi
- Hằng ngày: Loại bỏ phân, thức ăn thừa, thay chỗ ngủ sạch cho bé.
- Mỗi 3–4 ngày: Dọn vệ sinh toàn bộ lồng. Mình dùng khăn ẩm lau khay, rửa bình nước và chén ăn bằng nước ấm. Không dùng xà phòng mạnh, có thể pha loãng nước muối sinh lý để vệ sinh nhẹ.
- Lưu ý: Nên dùng cát tắm chuyên dụng cho hamster để bé tự “tắm khô”. Không dùng nước tắm trực tiếp vì dễ khiến hamster cảm lạnh hoặc sốc nhiệt.
Gợi ý: Cát tắm mình dùng là loại cát tắm thơm của nhà Bạch Phiến Pets với hạt mịn, hút ẩm tốt, giá mềm.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Mỗi tuần mình thường dành khoảng 15 phút để kiểm tra toàn diện như:
- Lông: Có bị rụng, rối hay vết gãi nhiều không?
- Da: Có mẩn đỏ, nấm trắng hay dấu hiệu ve rận không?
- Răng và móng: Răng có quá dài, cong quặp? Móng có dài bất thường, làm bé di chuyển khó khăn?
- Phân và nước tiểu: Nếu bé đi phân lỏng, nước tiểu đục hay có mùi nặng bất thường → nên xem lại khẩu phần ăn hoặc hỏi bác sĩ thú y.

Một số lưu ý nhỏ khi nuôi hamster:
- Không xịt nước thơm vào chuồng dù mùi dễ chịu, vì mũi hamster rất nhạy cảm.
- Không thay lót chuồng hoàn toàn 100% mỗi lần – hãy giữ lại 1 ít dăm gỗ cũ để giữ mùi quen thuộc, tránh bé stress.
- Nếu hamster có dấu hiệu như sụt cân nhanh, bỏ ăn, nằm một góc lặng thinh thì nên mang đi khám bác sĩ thú y – hiện có nhiều phòng khám ở Hà Nội & TP.HCM có dịch vụ khám cho thú nhỏ như hamster.
Các biểu hiện stress và dấu hiệu bé hamster có thể bị bệnh
Hãy dành ra vài phút mỗi ngày quan sát – từ ánh mắt, bộ lông, cách di chuyển, đến việc ăn uống. Hamster không biết nói, nên mọi thay đổi đều là “ngôn ngữ cơ thể” mà bạn cần học cách lắng nghe.
Các dấu hiệu hamster đang bị stress
Stress là “kẻ thù thầm lặng” của hamster, đặc biệt với những bé mới về nhà, bị thay đổi môi trường hoặc sống trong điều kiện không phù hợp.
Một số dấu hiệu dễ nhận thấy:
- Thường xuyên cắn lồng, chạy vòng vòng liên tục: Đây là biểu hiện bé đang lo âu, không được giải tỏa năng lượng.
- Hay trốn trong nhà, không ra ăn ban ngày như thường lệ.
- Phản ứng mạnh khi bạn tiếp xúc, có thể kêu “chít chít” hoặc cắn khi đưa tay lại gần.
- Chải lông liên tục hoặc rụng lông bất thường – một dấu hiệu stress kéo dài.
👉 Mẹo nhỏ của mình: Hãy tạo môi trường ổn định, không thay đổi đồ đạc quá thường xuyên, đồng thời để chuồng ở nơi yên tĩnh, tránh tiếng ồn lớn.

Dấu hiệu bé hamster có thể bị bệnh
Hamster vốn là loài giỏi “giấu bệnh” – chỉ khi bệnh nặng mới lộ rõ. Vì vậy, việc quan sát hằng ngày là rất quan trọng.
Một số dấu hiệu bạn cần để ý:
Triệu chứng bất thường | Khả năng bé đang mắc |
Mắt đỏ, chảy ghèn, nhắm mắt nhiều | Viêm mắt, nhiễm trùng |
Đi ngoài phân lỏng, có mùi hôi | Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa |
Mất thăng bằng khi đi, đầu nghiêng | Bệnh về tai trong, nhiễm trùng thần kinh |
Hô hấp khó khăn, thở khò khè | Viêm phổi, cảm lạnh |
Xuất hiện vết loét, da mẩn đỏ, rụng lông từng mảng | Nấm da, viêm da dị ứng |
Sụt cân nhanh, lười ăn, yếu ớt | Bệnh lý đường ruột hoặc nội tạng |
Bất kỳ thay đổi hành vi hoặc thể trạng kéo dài quá 1–2 ngày đều cần được theo dõi kỹ. Nếu nghi ngờ bệnh, bạn nên đưa bé đến bác sĩ thú y ngay lập tức
Các loại bệnh của chuột hamster 5 dấu hiệu bạn phải biết ngay!
Biết cách chăm sóc chuột hamster sẽ giúp thú cưng nhỏ bé này luôn khỏe mạnh, vui vẻ và gắn bó với bạn lâu dài. Từ việc chuẩn bị môi trường sống, chế độ ăn uống đến theo dõi sức khỏe và vệ sinh chuồng trại – mỗi yếu tố đều góp phần tạo nên cuộc sống chất lượng cho hamster. Đừng quên theo dõi Nuôi Hamster để tìm hiểu những kiến thức nuôi hữu ích xoay quanh các bé hamster nhé.